Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật bà cụ Tứ trong "Vợ nhặt" Kim Lân.

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 40
Join date : 07/04/2012

Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật bà cụ Tứ trong "Vợ nhặt" Kim Lân. Empty
Bài gửiTiêu đề: Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật bà cụ Tứ trong "Vợ nhặt" Kim Lân.   Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật bà cụ Tứ trong "Vợ nhặt" Kim Lân. EmptyMon Apr 23, 2012 6:53 pm

Trong nền văn học VN hiện đại, Kim Lân là một nhà văn có nhiều đóng góp tích cực về thể loại truyện ngắn và đề tài nông dân. Mặc dù trong hai giai đoạn sáng tác ông viết không nhiều tuy nhiên khi nhắc đến ông người đọc không thể không nhớ đến các truyện ngắn như: Làng, Đứa con người vợ lẽ, Vợ nhặt….
Trong đó có thể nói “Vợ nhặt” là truyện ngắn đặc sắc. Truyện không có những tình tiết li kì nhưng làm cho người đọc xúc động bởi hình ảnh, diễn biến tâm lí người mẹ giàu lòng vị tha, đức hi.
Tác phẩm đã tố cáo tội ác của thực dân,phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khẳng định: ngay bên bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Đặc biệt là tác giả đã thể hiện được những cảm xúc phức tạp của người mẹ nghèo khổ đáng thương.
Sau 1 ngày vất vả kiếm sống, trở về nhà khi bóng tối đã sụp xuống, bà cụ Tứ đã ngạc nhiên vô cùng khi nhìn thấy một người lạ trong nhà mình, mà lại là một người phụ nữ. Người phụ nữ ấy lại đứng ngay ở đầu giường con trai mình lại chào bà bằng “u”. Dù con trai bà đã nhắc “Nhà tôi nó chào u”, bà cụ Tứ vẫn không hiểu nổi, hoặc có hiểu nổi cũng không thể tin nổi.
Khi đã hiểu ra cớ sự, lòng bà cụ Tứ đã vừa mừng, vừa thương, vừa tủi. Mừng rằng thế là chàng có vợ, cái việc bà rất mong ước, như một điều vô cùng khó khăn ấy bỗng không chờ mà đến một cách giản dị vô cùng. Nhưng chính cái điều mừng ấy cũng chính là điều tủi, cái tủi của người mẹ đã không tự mình lo liệu được chuyện vợ cho con, cái tủi đã để con lấy vợ theo cách thức như thế. Cái tủi ấy là cái tủi của một người nghèo, của một người mẹ. Càng tủi cho mình bà cụ Tứ càng thương vô cùng, thương con trai nghèo khổ, thương đứa con dâu “ đã phải gặp bước khó khăn, nghèo khổ này” mới lấy con bà. Trong niềm thương của bà, niềm thương lớn nhất là không biết đôi vợ chồng khốn khổ ấy có nương tựa vào nhau để qua khỏi được trận đói khủng khiếp này không.
Trong đêm đầu tiên mà người con dâu mới đến ở trong nhà, mặc dù Kim Lân không nói ra, ta có thể đoán biết bà cụ Tứ đã trằn trọc, đã buồn, đã tủi, đã thương, đã hi vọng biết bao. Bao trùm lên tâm trạng của bà cụ Tứ là một nỗi cam chịu trước cuộc đời, không dám hi vọng, không dám ước ao một điều gì quá tốt đẹp ngoài chút mong ước mong manh may ra có thể sống qua, mong ước cho con bà, dâu bà tốt nhất, chỉ có thế thôi.
Nhưng dù sao, như một điều kì diệu của cuộc sống, sự xuất hiện của người con dâu mới trong nhà, vào buổi sáng hôm sau, đã đem đến cho bà cụ Tứ một niềm vui. Trông thấy người con dâu quét sân, quét vườn, dọn dẹp, khiến cho nhà cửa trở nên gọn gang, sạch sẽ, nhìn thấy bong dáng đi lại của người con dâu “ rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực”, bà cụ Tứ tươi tỉnh khác hẳn ngày thường, “cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”. Niềm vui ấy theo bà đến tận buổi ăn sáng, bữa ăn đói nhưng “ cả nhà đều ăn rất ngon lành”. Trong cái đà vui của mình, bà cụ Tứ đã nghĩ toàn nghĩ đến chuyện vui vẻ, lạc quan. Bà cụ nghĩ đến một đôi gà, một đàn gà trong sân nhà như một hình ảnh chân thực và cảm động của hạnh phúc. Những bát cháo đã hết nhưng bà cụ Tứ không muốn dứt cái niềm vui đang đến trong lòng mình, bà đã vui vẻ cố gắng tạo nên vui vẻ trong những lời nói khi bà bưng nồi cháo cám ra. Nhưng niềm vui nhỏ bé của bà đã sớm tắt bởi vị chát đắng của bát cháo cám và âm thanh của hồi trống thúc thuế dội vang lên từ đình làng. Trong âm thanh ấy có, có cả tiếng đàn quạ đang chợt bay vù lên. Đến lúc này, sự đổ vỡ đã xãy ra hoàn toàn trong tâm trạng bà cụ Tứ. Không còn nói được những lời vui vẻ nữa, bà thể nói: “Giời đất này không chắc còn sống được đâu các con ạ…”. Bà cụ Tứ đã hoàn toàn tuyệt vọng?. Không. Sau những lời nói của cô con dâu về một sự đổi đời, có lẽ trong lòng bà cụ Tứ đang nhen lên một tia hi vọng về tương lai và hnạh phúc của con mình.
Với một nghệ thuật tinh tế, ngôn ngữ chọn lọc, chi tiết đặc sắc, Kim Lân đã diễn tả được tâm lí của bà cụ Tứ, một bà cụ nông thôn nghèo mà hiểu biết, yêu thương con và yêu thương cả những cảnh đời oái oăm, tội nghiệp bằng một tấm lòng nhân ái cảm động.
Kim Lân kết thúc câu chuyện cua mình vào cái chỗ chưa xảy ra những ngày bão táp của cuộc khởi nghĩa tháng Tám. Nhưng dâu sao người đọc vẫn mong và tin rằng họ đã vượt qua để có mặt như hàng triệu con người nghèo khổ khác, làm nên cơn bão tháng Tám lịch sử không thể quên ấy.
Về Đầu Trang Go down
http://lop129.lovelyforum.net
 
Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật bà cụ Tứ trong "Vợ nhặt" Kim Lân.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Môn học :: Văn học-
Chuyển đến